Trẻ sơ sinh, chuyện ăn, ngủ và ị là quan trọng nhất. Bé đi ngoài ra chất màu vàng không khỏi khiến mẹ thảng thốt và lo lắng. Chuyện này là sao nhỉ? Chắc có liên quan tới bệnh lý gì đó?
Bé cưng còn nhỏ nhưng cũng đủ thứ phải lo, ăn – ngủ đã vất vả, tới chuyện đi ị cũng lại càng đáng lo. Khi thấy bé đi ngoài ra chất nhầy màu vàng không ít mẹ cuống cuồng lo lắng. Đây không phải chuyện đùa, càng không thể đoán bừa bệnh. Hiểu sao cho đúng về tình trạng này?
Phân của trẻ sau khi sinh có nhiều màu sắc khác nhau, mỗi màu phân lại là một câu chuyện khác nhau mà bé muốn “lên tiếng” cho mẹ biết về tình trạng sức khỏe của mình. Nhưng, nếu thấy một lượng lớn chất nhầy lẫn trong phân không phải là dấu hiệu bình thường.
Bạn đang xem: Trẻ sơ sinh đi phân nhầy màu vàng
Nếu tình trạng này lặp lại trong vài ngày liên tục tức là mức độ nghiêm trọng đã tăng lên. Có thể đó chẳng phải tình trạng nghiêm trọng gì nhưng là một lời cảnh báo về sức khỏe và mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ.
Chỉ cần phân trẻ có chút thay đổi thôi là đủ làm mẹ lo “sốt vó”
Bé đi ngoài ra chất nhầy
Thường xuyên quan sát màu phân của trẻ cùng dấu hiệu đi kèm sẽ giúp mẹ phát hiện được những bất thường sức khỏe của con. Trẻ đi ngoài có chất nhầy có thể là do:
Chưa tiêu hóa hết thức ăn: Phân bé lỏng, sủi bọt và có chất nhầy có thể do chưa tiêu hóa hết lượng đường trong sữa nên đường ruột bị kích thích. Xuất hiện Rotavirus: Rotavirus lây nhiễm qua việc tiếp xúc với bề mặt, vật bị nhiễm bẩn. Virus này có khả năng gây bệnh viêm dạ dày gây tổn thương lớp lót bên trong của ruột. Chính những tổn thương này khiến thức ăn không được hấp thụ gây ra tiêu chảy nặng kèm theo sốt và nôn ói trong vài ngày đầu. Vi khuẩn có hại xâm nhập: Môi trường xung quanh không đảm bảo vệ sinh tạo điều kiện tốt cho các loại vi khuẩn E. coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter, Yersinia xâm nhập gây tiêu chảy. Biểu hiện chung thường là sốt, đau bụng phân thường có nhầy đôi khi lẫn máu.
Ngoài ra, chất nhầy xuất hiện còn do nguyên nhân bé không dung nạp thực phẩm hoặc bị dị ứng, dùng thuốc kháng sinh, thiếu enzyme hoặc bị cảm lạnh.
Trong phân bé xuất hiện quá nhiều chất nhầy và đi kèm với các triệu chứng khác như đi ngoài ra máu, đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện… đó có thể là vấn đề đáng lo ngại.
Đi ngoài ra chất lỏng màu vàng
Ngay khi thấy bé đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày mẹ sẽ nghĩ ngay tới tiêu chảy. Tuy nhiên, với những trẻ đang bú mẹ hoàn toàn thì có thể đi ngoài tối đa 7 lần, đôi khi phân nước hoa cà, hoa cải, bọt cũng bị quy kết là tiêu chảy.
Mẹ cần theo dõi chặt chẽ, nếu bé không sốt, bú bình thường, ngủ bình thường, không quấy khóc, vẫn lên cân đều thì không đáng lo ngại vì cơ thể bé sẽ dần tự điều chỉnh.
Xem thêm: Giải Bài Tập Trang 40 Sgk Toán Lớp 5 Số Thập Phân Bằng Nhau Trang 40 Sgk Toán 5
Trường hợp có bất kỳ triệu chứng nào bất thường mẹ có thể đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất kiểm tra. Qua khám trực tiếp, có thể làm thêm xét nghiệm, các bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác và biện pháp khắc phục thích hợp nhất tùy theo lí do gây rối loạn.
Phân trẻ dạng hồ như nước mũi
Với trường hợp trẻ đi phân dạng hồ như nước mũi, tức là vừa đi phân có chất nhầy vừa có màu vàng thường đến từ hai nguyên nhân:
Phân có màu vàng nhạt, không có niêm dịch
Mỗi ngày trẻ có thể đi đại tiện 3 – 4 lần. Nguyên nhân chủ yếu do khi ngủ, vùng bụng bị lạnh gây ra. Mẹ nên giữ ấm và giảm bớt lượng thức ăn hoặc tạm thời ăn ít, hoặc không ăn rau quả và thức ăn có chứa dầu mỡ, uống ít trà đặc là bé có thể hồi phục.
Phân dạng hồ màu hơi nhạt
Áp dụng với trường hợp trẻ đã ăn dặm. Khi cho nước vào, phân sẽ nổi lên trên mặt nước như dầu. Mẹ có thể hiểu là do bé đã ăn nhiều đồ mỡ, hệ tiêu hóa không xử lý kịp. Lúc này nên điều chỉnh thức ăn, ăn thanh đạm hơn một chút hoặc uống ít trà gạo rang giúp hệ tiêu hóa hấp thụ mỡ.
Ở trẻ, phân đi ngoài khi bị tiêu chảy có thể rất giống với kết cấu của nước mũi và được tạo thành từ nước nhiều hơn là chất rắn. Nó có thể có màu vàng, xanh lá cây hoặc màu nâu và rất dễ tràn ra khỏi tã.
Tiêu chảy có thể là một dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng hay dị ứng và nếu nó kéo dài trong một thời gian mà không được điều trị, có thể dẫn đến mất nước rất nguy hiểm. Do đó, nếu bé đã được 3 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn, mà có trên 3 lần đi ngoài ra chất nhầy màu vàng hoặc tiếp tục bị tiêu chảy trong hơn 1-2 ngày thì nên cho trẻ đi khám ngay mẹ nhé!
Các bài viết của tienmadaichien.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Bé bị tiêu chảy nên ăn gì, kiêng gì và những điều mẹ cần áp dụng ngay
x
Giới thiệu
Quy chế hoạt động
Chính sách riêng tư
Chính sách giải quyết khiếu nại
Điều khoản sử dụng
Câu hỏi thường gặp
