Bài học này giúp các em quan sát, phân tích, so sánh và nhận xét tháp dân số của nước ta từ năm 1989-1999. Hi vọng đây sẽ là tài liệu giúp các em học tốt hơn. Mời tất cả các em tìm hiểu:Bài 5: Thực hành Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Quan sát tháp dân số năm 1989 và năm 1999
1.2. Từ những phân tích và so sánh trên, nêu nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. Giải thích nguyên nhân
1.3.Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội? Chúng ta cần phải có những biện pháp nào để từng bước khắc phục những khó khăn này?
2. Luyện tập và củng cố
2.1. Trắc nghiệm
2.2. Bài tập SGK
3. Hỏi đáp Bài 5 Địa lí 9

(Hình 5.1.Tháp dân số Việt Nam năm 1989 và năm 1999)
Hãy phân tích và so sánh hai tháp dân số về các mặt:Hình dạng của tháp.Giống nhau: Cả hai tháp dân số đều có đáy rộng và đỉnh nhọn, đặc trưng của cấu trúc dân số trẻKhác nhau: Phần chân của đáy tháp dân số năm 1999 thu hẹp ở nhóm tuổi 0 – 4 tuổi, cho thấy tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm.Cơ cấu dân số theo độ tuổiGiống nhau: Đều có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ dân số dưới và trong độ tuổi lao động cao, tỉ lệ dân số trên độ tuổi lao động thấp.Khác nhau: So với tháp dân số năm 1989, tháp dân số năm 1999 có tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động và trên lao động nhiều hơn, tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động ít hơn.Ti lệ dân số phụ thuộcGiống nhau: Cả hai tháp dân số đều có tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn (ở tháp dân số năm 1989 là 46,2%, ở tháp dân số năm 1999 là 41,6%).Khác nhau: tỉ lệ dân số phụ thuộc ở tháp dân số 1999 ít hơn ở tháp dân số 1989.
Bạn đang xem: Thực hành phân tích và so sánh tháp dân số
1.2. Từ những phân tích và so sánh trên, nêu nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. Giải thích nguyên nhân
Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi:Năm 1999 so năm 1989, cơ cấu dân số theo độ tuổi có sự thay đổi khá rõ nétTỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động và trên tuổi lao động tăng.Tỉ lệ dân số phụ thuộc giảm (từ 46,2% năm 1989 còn 41,6% năm 1999).Nguyên nhân của sự khác nhau giữa hai tháp dân số:Đã triển khai và thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.Kinh tế phát triển nên mức sống nhân dân được nâng cao, cùng với những tiến bộ trong lĩnh vực y tế đã nâng cao tuổi thọ của dân cư.
1.3. Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội? Chúng ta cần phải có những biện pháp nào để từng bước khắc phục những khó khăn này?
a. Thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số theo độ tuổi với sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta:Thuận lợiNguồn lao động đông.Nguồn bổ sung lao động lớn.Có lợi thế trong phát triển các ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động và thu hút đầu tư nước ngoàiKhó khănTrong điều kiện kinh tế – xã hội hiện nay, cơ cấu dân số trên làm hạn chế cho việc:Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư (thu nhập theo đầu người, giáo dục, y tế, tuổi thọ…).Giải quyết việc làm, nhà ở, an ninh xã hội.Bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững…b. Biện pháp khắc phục những khó khănTiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động: Sinh đẻ có kế hoạch, nâng cao ý thức về chính sách dân số trong cộng đồng dân cư nhằm giảm tỉ lệ sinh, giảm tốc độ tăng dân số.Phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tạo việc làm và thu nhập, cải thiện mức sống dân cư.Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các hình thức giáo dục dân số.
Xem thêm: Introducing Grabcar Plus Là Gì, Grab Car Plus Là Gì
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm traTrắc nghiệm Địa lý 9 Bài 5cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
A.Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.B.Nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư (thu nhập theo đầu người, giáo dục, y tế, tuổi thọ…)C.Giải quyết việc làm, nhà ở, an ninh xã hội.D.A, B, C
A.
Có lợi thế trong phát triển các ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động và thu hút đầu tư nước ngoàiB.Nguồn lao động đông.C.Nguồn bổ sung lao động lớn.D.A, B, C
Câu 3- 5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
Bài tập 1 trang 18 SGK Địa lý 9
Bài tập 2 trang 18 SGK Địa lý 9
Bài tập 3 trang 18 SGK Địa lý 9
Bài tập 1 trang 17 SBT Địa lí 9
Bài tập 2 trang 17 SBT Địa lí 9
Bài tập 3 trang 18 SBT Địa lí 9
Bài tập 4 trang 18 SBT Địa lí 9
Bài tập 5 trang 19 SBT Địa lí 9
Bài tập 1 trang 8 Tập bản đồ Địa Lí 9
Bài tập 2 trang 8 Tập bản đồ Địa Lí 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mụcHỏi đáp, Cộng đồng Địa lítienmadaichien.comsẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!