(TNO) Những biến động của thời cuộc đã đưa Dương Vân Mai, một thiếu nữ Hà Nội là hậu duệ đời thứ tư của danh sĩ Dương Khuê, lưu lạc sang đất Mỹ từ thập niên 1960.Bạn đang xem: Số phận của mai
![]() |
Mai Elliott đã mất 5 năm để hoàn thành cuốn sách. Ngoài chuyến trở lại Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn để thăm những nơi ngày xưa gia đình từng sống, gặp lại và phỏng vấn những người họ hàng, chị đã phải nghiền ngẫm hàng trăm cuốn sách về lịch sử Việt Nam qua các thời đại.
“Với hầu hết người Mỹ, Việt Nam chỉ là một cuộc chiến tranh. Nghĩ đến Việt Nam, họ chỉ nghĩ đến chiến tranh. Họ thực ra không hiểu rõ lịch sử Việt Nam ra sao, gia đình, phong tục tập quán, những điều mà người Việt trải qua các thời đại như thế nào. Mục tiêu viết sách của tôi rất giản dị, sách được viết cho chính những người Mỹ bình thường, ít hiểu biết về Việt Nam”, chị chia sẻ.
Biết rằng nếu viết về lịch sử một cách khô khan sẽ khó hấp dẫn người đọc hoặc nếu có đọc sẽ khó nhớ, Mai Elliott đã chọn cách tái hiện lịch sử qua chính câu chuyện của gia đình mình. “Người Mỹ vốn thích đọc sách về lịch sử các gia đình. Cuốn sách của tôi cũng có thể đọc dưới nhiều góc độ. Các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu về lịch sử Việt Nam, còn những độc giả bình thường có thể đọc câu chuyện về số phận của một gia đình Việt Nam”,Mai Elliott nói.
Bạn đang xem: Số phận của mai
Câu chuyện về sự ly tán của gia đình họ Dương là một ví dụ tiêu biểu cho những nỗi đau cá nhân mà nhiều gia đình người Việt đã trải qua trong suốt thếkỷ 20 đầy biến động. Cha của Mai Elliott thuộc thế hệ giao thời khi nền văn hóa Nho giáo chuyển sang Tây học. Mặc dù không thực bụng muốn theo nhưng vẫn phải làm việc cho chính phủ bảo hộ của Pháp. Khi biết Thăng, con gái cả của mình cùng chồng hoạt động Việt Minh, ông và gia đình đã không hề phản đối.
“Gia đình tôi là một gia đình miền Bắc rất cổ truyền, cả nhà đùm bọc yêu thương nhau, không gì thay đổi được. Khi chị Thăng cùng chồng đi theo kháng chiến, bố mẹ tôi đã chấp nhận dù bố tôi rất sợ Việt Minh. Mẹ tôi nói đã là người Việt, lấy chồng rồi thì phải theo chồng. Anh ấy đi Việt Minh thì chị cũng nên theo chứ không thể nào bỏ nhau riêng lẻ được”, Mai Elliott cho biết.
Năm 1946, vợ chồng chị Thăng bí mật rời Hà Nội. Mãi đến năm 1950, vì nhớ gia đình quá nên chị đã từ vùng Việt Minh trở về Hà Nội, lúc đó vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Pháp, để thăm nhà rồi lại quay lại vùng kháng chiến. Lúc ấy Mai Elliot không ngờ rằng phải 43 năm sau mới có dịp gặp lại chị gái mình.
“Mặc dù đang sống cuộc đời thoải mái của một gia đình khá giả ở thành phố, nay sống trong rừng, nhiều khó khăn gian khổ trong suốt 9 năm kháng chiến nhưng anh chị vẫn theo đến cùng. Đó là điều mà bố mẹ tôi rất khâm phục. Không chỉ có anh chị mà rất nhiều người trong họ hàng tôi cũng vậy. Chuyện buồn và cũng là điều duy nhất là cha mẹ tôi ân hận đến tận lúc mất là không được gặp lại chị”, Mai Elliott cho hay.
Xem thêm: Các Phần Mềm Ghép Ảnh Đẹp Online Miễn Phí, Ghép Ảnh Online Đẹp Nhất Bằng Phần Mềm Miễn Phí
Năm 1954, ngay trước khi Việt Minh vào tiếp quản Hà Nội, gia đình Dương Vân Mai đã theo dòng người di cư vào Nam vì bố chị sợ việc mình đã từng làm cho chính phủ bảo hộ thì khi chính phủ mới vào gia đình sẽ không được yên ổn. Quãng thời gian đầy khốn khó ấy đến giờ vẫn in đậm trong ký ức của Mai Elliott khi gia đình vốn đang khá giả bỗng chốc trở thành tay trắng, vào đến Sài Gòn thì rơi vào cảnh vô gia cư, không nghề nghiệp. “Bố tôi lúc đó cũng không có việc làm, cảm giác của tôi lúc đó rất lạc lõng, tương lai thì mù mịt không biết sao”, Mai Elliott nhớ lại.
Năm 1961, Mai đã gặp người chồng tương lai, David Elliott, tại một bữa tiệc Giáng sinh dành cho những người Việt xa xứ ở Washington DC. Đó là cuộc gặp gỡ, như Mai nói, đã “thay đổi cả cuộc đời tôi”. Sau này, Mai phát hiện ra gia đình David cũng có những câu chuyện thú vị giống như gia đình mình. William Yandell Elliott, cha của David, là một học giả nổi tiếng tại Đại học Harvard và cũng chính là thầy của những sinh viên sau này trở thành Tổng thống J.F.Kennedy và Ngoại trưởng Henry Kissinger.
Khi quyết định tiến tới hôn nhân và làm đám cưới tại Sài Gòn, hai người đã gặp không ít rắc rối. Với Mai, việc kết hôn với một người nước ngoài, đặc biệt lại là một người Mỹ, là chuyện tày đình. Còn với David, việc lấy vợ Việt Nam cũng đòi hỏi những hy sinh cá nhân. “Ước mơ của David lúc đó là sẽ làm việc trong ngành ngoại giao của Mỹ nhưng việc kết hôn với một người nước ngoài vào thời điểm đó khiến cho mong muốn của David sẽ rất khó thực hiện được”, Mai Elliott nói.
Vượt qua tất cả, lễ cưới cuối cùng đã diễn ra vào năm 1964. Sau khi hoàn thành chương trình đại học, Mai Elliott cùng chồng quay lại Việt Nam và làm việc cho RAND Corporation, một tổ chức nghiên cứu có hợp tác với Bộ Quốc phòng Mỹ. Công việc của vợ chồng Mai Elliot tại RAND khá đặc biệt. Đó là phỏng vấn và nghiên cứu về các tù binh Cộng sản với mục tiêu giúp người Mỹ tìm hiểu về những người ở phía bên kia. Thật trớ trêu, những tù binh này là đồng chí của chị gái Mai.