Sơ Đồ Tư Duy Phần Tiến Hóa Sinh Học 12 Ôn Thi Tốt Nghiệp Thpt


Chương III: Hệ Sinh Thái, Sinh Quyển Và Bảo Vệ Môi Trường – Sinh Học Lớp 12

Bài 47: Ôn Tập Phần Tiến Hóa Và Sinh Thái Học

Nội dung Bài 47: Ôn Tập Phần Tiến Hóa Và Sinh Thái Học thuộc Chương III: Hệ Sinh Thái, Sinh Quyển Và Bảo Vệ Môi Trường môn Sinh Học Lớp 12. Trong bài này các bạn được củng cố lại các kiến thức cơ bản của phần tiến hoá và phần sinh thái học. Tổng kết toàn bộ chương trình Sinh Học Lớp 12.

Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy phần tiến hóa sinh học 12

A. Phần Tiến Hóa

I. Tóm Tắt Kiến Thức Cốt LõiChương I. Bằng chứng và cơ chế tiến hoá

1. Bằng chứng tiến hoá

Nghiên cứu mức độ giống nhau giữa các loài về các đặc điểm giải phẫu so sánh, sự phân bố địa lí, sự phát triển phôi sinh học, các đặc điểm về sinh học phân tử có thể giúp xác định mức độ họ hàng của các loài sinh vật.

2. Tóm tắt nội dung học thuyết tiến hoá của Lamac

Môi trường sống thay đổi chậm chạp là nguyên nhân dẫn đến hình thành các đặc điểm thích nghi. Các sinh vật chủ động thay đổi các tập quán hoạt động dẫn đến hình thành các đặc điểm thích nghi với môi trường mới nên không có loài nào bị tiêu diệt trong quá trình tiến hoá.

Đặc điểm thích nghi được hình thành theo cách: những cơ quan nào hoạt động nhiều thì cơ quan đó phát triển, cơ quan nào ít sử dụng thì cơ quan đó sẽ dần bị tiêu biến. Các đặc điểm thích nghi được hình thành do thay đổi tập quán hoạt động hoặc do môi trường đều có thể di truyền được cho thế hệ sau.

3. Tóm tắt nội dung học thuyết tiến hoá của Đacuyn

Trong quá trình tiến hoá, CLTN là nhân tố chính phân hoá một loài thành nhiều loài với các đặc điểm thích nghi khác nhau. CLTN thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể.

Để CLTN có thể xảy ra thì quần thể phải có các biến dị di truyền, các biến dị di truyền phải có mối liên quan trực tiếp tới khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể.

Môi trường sống đóng vai trò sàng lọc các biến dị: những cá thể có biến dị thích nghi sẽ được giữ lại, những cá thể không có biến dị thích nghi sẽ bị đào thải.

4. Tóm tắt nội dung học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại

Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Vì vậy, quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hoá.

Tham Khảo Thêm:  Cách Viết Phân Số Trong Word 2016, Cách Viết Phân Số Trong Word, Đánh Công Thức

Tiến hoá lớn là quá trình biến đổi lâu dài dẫn đến hình thành các đơn vị phân loại trên loài. Nghiên cứu về hệ thống học sinh vật (phân loại sinh vật chính là nghiên cứu về quá trình tiến hoá lớn nhằm xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài trong thế giới sống.

Nhân tố tiến hoá là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

CLTN, di – nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên và đột biến là những nhân tố tiến hoá làm thay đổi tần số alen và qua đó làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. CLTN là nhân tố trực tiếp góp phần hình thành nên các quần thể sinh vật với các đặc điểm thích nghi.

Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

Hai cá thể được gọi là cùng một loài nếu chúng có thể giao phối với nhau và tạo ra đời con hữu thụ. Hai cá thể được gọi khác loài khi giữa chúng có sự cách li sinh sản.

Hai quần thể của cùng một loài chỉ tiến hoá thành hai loài khi sự thay đổi về tần số alen gây nên bởi các nhân tố tiến hoá dẫn đến làm xuất hiện sự cách li sinh sản.

Các cơ chế cách li trước hợp tử và sau hợp tử là cần thiết nhằm duy trì sự phân hoá về tần số alen và thành phần kiểu gen do các nhân tố tiến hoá tạo ra, qua đó có thể tạo nên loài mới.

Loài mới có thể được hình thành nhờ sự cách li địa lí giữa các quần thể. Sự cách li địa lí góp phần ngăn cản sự di – nhập gen giữa các quần thể, nhờ vậy sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể gây nên bởi các nhân tố tiến hoá có thể được tích luỹ dẫn đến hình thành loài mới. Loài mới có thể được hình thành trên cùng một khu vực địa lí thông qua đột biến đa bội, lại xa kèm theo đa bội hoá hoặc thông qua các cơ chế cách li tập tính, cách li sinh thái,…

Chương II. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất

Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất có thể chia thành ba giai đoạn chính: (1) giai đoạn tiến hoá hoá học, (2) giai đoạn tiến hoá tiền sinh học, (3) giai đoạn tiến hoá sinh học.

1. Tiến hoá hoá học

Tiến hoá hoá học được bắt đầu bằng sự hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản như các axit amin, axit béo, đường đơn, nuclêôtit từ các chất vô cơ.

Tham Khảo Thêm:  Thầy Nguyễn Ngọc Ký Tấm Gương Sáng Ngời Về Nghị Lực Vượt Lên Số Phận

Hình thành các đại phân tử hữu cơ từ các hợp chất hữu cơ đơn giản. Giai đoạn tiến hoá này làm xuất hiện các loại protein, các axit nuclêic, cacbohiđrat và lipit.

Xem thêm: Tên Người Và Số Phận Của Hà ❤️Giải Mã Số Phận Người Tên Hà, Tên Con Hà Anh Có Ý Nghĩa Là Gì

2. Tiến hoá tiền sinh học

Sự tương tác của các đại phân tử dẫn đến sự xuất hiện của những cấu trúc như các giọt côaxecva. Các phân tử lipit trong nước do đặc tính kị nước của chúng đã tạo nên các màng lipit bao bọc lấy các đại phân tử khác. Tập hợp các đại phân tử hữu cơ nào trong lớp màng lipit có được khả năng nhân đôi, chuyển hoá vật chất, sinh trưởng thì sẽ được CLTN giữ lại và hình thành nên những tế bào sơ khai.

3. Tiến hoá sinh học

Tiến hoá sinh học được bắt đầu khi những tế bào đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất. Từ những tế bào đầu tiên với các cơ chế biến dị, di truyền, các nhân tố tiến hoá đã tạo ra một thế giới sinh vật vô cùng đa dạng và phong phú như hiện nay.

Sự tiến hoá của sinh giới luôn gắn chặt với các điều kiện địa chất và địa lí của Trái Đất. Mỗi khi Trái Đất trải qua các giai đoạn biến đổi lớn về cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt của các loài sinh vật thì sau đó lại là giai đoạn bùng nổ sự xuất hiện của các loài mới.

II. Câu Hỏi Ôn Tập

Bài Tập 1 Trang 212 SGK Sinh Học Lớp 12

Tiến hóa nhỏ là gì?

Bài Tập 2 Trang 212 SGK Sinh Học Lớp 12

Giải thích sơ đồ (Hình 47.1) bằng cách điền các từ thích hợp vào bên cạnh các mũi tên:

*

Hình 47.1

Bài Tập 3 Trang 212 SGK Sinh Học Lớp 12

Những nhân tố tiến hoá nào làm thay đổi tần số alen của quần thể?

Nhân tố tiến hoá nào làm thay đổi tần số alen nhanh nhất và chậm nhất?

Nhân tố tiến hoá nào quy định chiều hướng tiến hoá?

Bài Tập 4 Trang 213 SGK Sinh Học Lớp 12

Giải thích sơ đồ (Hình 47.2).

*

Hình 47.2

Bài Tập 5 Trang 213 SGK Sinh Học Lớp 12

Nêu các điểm khác biệt giữa quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí với quá trình hình thành loài bằng con đường lại xa và đa bội hoá.

Bài Tập 6 Trang 213 SGK Sinh Học Lớp 12

Tiến hoá văn hoá là gì? Loài người ngày nay còn chịu sự tác động của các nhân tố tiến hoá sinh học hay không? Giải thích.

*

Sơ Đồ Tư Duy Phần Tiến Hóa

Tham Khảo Thêm:  Tập Hợp A Gồm Các Số Tự Nhiên Thỏa Mãn Và Có Số Phần Tử Là

B. Phần Sinh Thái Học

I. Tóm Tắt Kiến Thức Cốt LõiChương I. Cá thể và quần thể sinh vật

Môi trường sống chính là nơi sinh sống của sinh vật, có thể là một vùng đất, một khoảng không gian và các sinh vật khác sống xung quanh.

Nhân tố sinh thái của môi trường là tất cả những gì có ở xung quanh sinh vật, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật. Có nhóm các nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm các nhân tố sinh thái hữu sinh. Giới hạn chịu đựng của cơ thể đối với một nhân tố sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái.

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định.

Giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.

Chương II. Quần xã sinh vật

Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng. Quần xã đặc trưng về thành phần loài và phân bố trong không gian của quần xã.

Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

Chương III. Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường

Hệ sinh thái là một đơn vị cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, biểu hiện chức năng của một tổ chức sống thông qua sự trao đổi vật chất và năng lượng giữa sinh vật và môi trường của chúng. Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của Trái Đất.

Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng giảm.

Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.

II. Câu Hỏi Ôn Tập

Bài Tập 1 Trang 214 SGK Sinh Học Lớp 12

Hãy giải thích các khái niệm đưa ra trong các ô của hình 47.3, giải thích Sơ đồ theo chiều mũi tên.

*

Hình 47.3. Sơ đồ quan hệ giữa các cấp tổ chức sống với các nhân tố sinh thái của môi trường.

Bài Tập 2 Trang 214 SGK Sinh Học Lớp 12

Trả lời các câu hỏi theo gợi ý trong bảng 47.



Source link

Related Posts

Số phận của huyền

Số phận của huyền Source link Tham Khảo Thêm:  Các cơ sở lẩu phan

Số phận của khánh

Số phận của khánh Source link Tham Khảo Thêm:  Thầy Nguyễn Ngọc Ký Tấm Gương Sáng Ngời Về Nghị Lực Vượt Lên Số Phận

Gia đình là số 1 phần 2

Gia đình là số 1 phần 2 Source link Tham Khảo Thêm:  Phim Hai Số Phận Ấn Độ Tập 63

Công thức tỉ số phần trăm

Công thức tỉ số phần trăm Source link Tham Khảo Thêm:  Phim Hai Số Phận Ấn Độ Tập 63

Phần mềm lưu trữ hồ sơ bằng excel

Phần mềm lưu trữ hồ sơ bằng excel Source link Tham Khảo Thêm:  Phim Hai Số Phận Ấn Độ Tập 63

Hồ sơ lửa phần 2 tập 44

Hồ sơ lửa phần 2 tập 44 Source link Tham Khảo Thêm:  Top 8 Một Số Phần Mềm Hỗ Trợ Học Tập Hiệu Quả, Top 8 Một…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *